Thanh tra Thới Lai;thanhtrathoilai

Display portlet menu
end portlet menu bar

Đề tài khoa học;detaikhoahoc

Display portlet menu
end portlet menu bar

Thông tin tuyên truyền;thongtintuyentruyen

Display portlet menu
end portlet menu bar

Báo cáo - thống kê; baocaothongke

Display portlet menu
end portlet menu bar
Thông tin tuyên truyền

NGƯỜI ĐÀN ÔNG GIÀU NGHỊ LỰC

07/08/2024 08:56
Màu chữ Cỡ chữ

           Chiến tranh đã lùi xa, nhưng hậu quả của nó để lại vẫn còn rất nghiêm trọng, đặc biệt là chất độc hoá học màu da cam (dioxin) tồn tại qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, không đầu hàng số phận, nhiều nạn nhân da cam trên địa bàn huyện Thới Lai vẫn tăng gia lao động sản xuất, vươn lên trong cuộc sống. Ông Đỗ Văn Bé Ba, sinh năm 1970, ấp Trường Bình, xã Trường Thành, huyện Thới Lai là một điển hình.

            Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 8 anh chị em, nhưng chỉ riêng ông Đỗ Văn Bé Ba bị nhiễm chất độc hoá học màu da cam, từ nhỏ đôi chân ông bị teo nhỏ, không đi lại được, lưng thì bị gù, sinh hoạt hàng ngày rất khó khăn. Cha mẹ ông mất sớm, chỉ còn có anh chị em trong nhà nương tựa lẫn nhau, rồi dần dà ai cũng lập gia đình và có cuộc sống riêng. Chỉ còn mỗi mình ông do tật nguyền, khó khăn nên chưa có gia đình. Ông Đỗ Văn Bé Ba tâm sự:“Từ khi còn nhỏ biết bản thân bị tật nguyền bẩm sinh, hoàn cảnh khó khăn nên tôi nghỉ học sớm, tôi rất buồn và mặc cảm, nhưng nhờ có anh em động viên, giúp đỡ, tôi thấy mình phải cố gắng phấn chấn hơn, tìm việc gì làm để đỡ gánh nặng cho người thân, dù đôi chân không đi lại được, nhưng tôi vẫn còn đôi tay”.
             Mặc dù phải chịu nhiều thiệt thòi, khó khăn trong vận động, sinh hoạt hàng ngày và còn khó hơn là tìm kiếm việc làm phù hợp, ông đến nhiều nơi nhưng chẳng nơi nào nhận vào làm, không vì vậy mà ông buông xuôi, phó mặc cho số phận. Ông luôn nung nấu ý nghĩ phải làm điều gì đó để tự lo cho bản thân. Năm 2009, thấy người khác đi mua bán ve chai có thu nhập ổn định, ông nghĩ ra ý tưởng vớt phế liệu, ve chai dưới sông và từ đó ông bắt đầu công việc cho đến bây giờ, bạn đồng hành với ông là đôi nạng và chiếc suồng nhỏ. Hằng ngày, vào lúc 7 giờ sáng, ông chèo chiếc xuồng qua các tuyến sông Cái Túc, rồi đến sông Ba Mít (xã Trường Thành) để vớt phế liệu, ve chai cặp 2 mé sông, về ông phân loại ra bán. Theo ông Đỗ Văn Bé Ba cho biết:”công việc vớt phế liệu dưới sông phù hợp với tình hình sức khoẻ bản thân và tôi thấy việc làm này cũng rất ý nghĩa, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa tạo cảnh quang môi trường trên các tuyến sông được sạch, đẹp hơn”.
           Ngoài công việc vớt phế liệu, ông còn tranh thủ lúc thời gian rãnh học nghề đan cần xé của HTX Quốc Noãn, xã Trường Thắng, nhận vật liệu về nhà đan. Để có một chiếc cần xé thành phẩm, phải trãi qua nhiều công đoạn, ông Bé Ba chọn khâu đan lót đáy cần xé để làm, trung bình mỗi ngày ông đan được từ 5 đến 10 sản phẩm tuỳ theo tình hình sức khoẻ, kiếm thêm từ 20.000 đến 30.000 đồng/ngày, qua đó cũng giúp ông có thu nhập tự lo ăn uống cho bản thân. Ông Lê Văn Út, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độ da cam xã Trường Thành nhận xét: “Trên địa bàn xã Trường Thành có 21 nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam, ông Đỗ Văn Bé Ba là trong những nạn nhân da cam vượt khó tiêu biểu nhất ở xã, rất được bà con xóm giềng quý mến. Tôi mong rằng, hoàn cảnh của ông Bé Ba sẽ có nhiều nhà hảo tâm đến ủng hộ, giúp đỡ, để ông Bé Ba có nguồn vốn phát triển kinh tế. Đó cũng là nguồn động viên để ông tiếp tục phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống”.
           Thấy được sự chịu thương, chịu khó của ông Đỗ Văn Bé Ba. Chính quyền địa phương đã đề xuất đến Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ vận động hỗ trợ xây dựng cho ông căn nhà để che mưa, che nắng, an tâm lao động. Khoe về ngôi nhà mới được xây dựng trong năm 2023, ông vui mừng nói: “Hoàn cảnh khó khăn, nhờ chính quyền các cấp vận động hỗ trợ xây dựng cho tôi căn nhà chắc chắn, tôi mừng lắm. Có nhà cửa đàn hoàn, bây giờ tôi chuyên tâm lao động, cuộc sống ổn định hơn trước nhiều. Tôi dự định học thêm nghề sửa quạt, sửa nồi cơm điện để làm, góp phần tăng thu nhập cho bản thân”.
          Theo như ông Đỗ Văn Bé Ba tâm niệm: Điều đáng sợ nhất của con người không phải bị tật nguyền thân xác, mà chính là bị tật nguyền về ý chí, nghị lực và tâm hồn. Chỉ cần có ý chí, niềm tin và động cơ trong sáng, dù bị thiệt thòi, khiếm khuyết về ngoại hình, người ta vẫn có thể sống có ích, làm đẹp cho mình, cho đời”….

           Minh Trân

 

Các tin khác

  • TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH Thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn huyện Thới Lai (18/07/2024)
  • Kinh tế Thới Lai tiếp tục chuyển dịch đúng hướng (06/07/2024)
  • Bảo hiểm xã hội phối hợp với Phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện Thới Lai tuyên truyền BHXH tự nguyện và BHYT Hộ gia đình. (03/07/2024)
  • Huyện Thới Lai tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) (19/06/2024)
  • Cô Bùi Thị Mỹ Phụng -Tấm gương nhà giáo tiêu biểu học tập theo Bác (22/05/2024)
  • Thới Lai đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm (08/05/2024)
  • XUÂN VỀ TRÊN XÃ NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO THỚI TÂN (07/02/2024)
  • Niềm vui trên những cánh đồng lúa trĩu hạt (17/02/2023)
  • Thới Lai xét xử nam thanh niên trốn tránh nghĩa vụ quân sự (26/09/2022)
  • Thới Lai tạm dừng việc tạm dừng tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (13/12/2021)
  • Trang đầu 1234 Trang cuối