- QUYẾT ĐỊNH SỐ 2286/QĐ - UBND VỀ VIỆC CHO PHÉP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT( BÀ NGUYỄN THỊ MỸ CHI, địa chỉ thường trú : xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng, KG)
- QUYẾT ĐỊNH SỐ 2002/QĐ - UBND VỀ VIỆC CHO PHÉP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT( BÀ NGUYỄN THỊ CẨM HÀ, Ấp Trường Trung, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TPCT)
- QUYẾT ĐỊNH SỐ 1907/QĐ - UBND VỀ VIỆC CHO PHÉP CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT( ÔNG NGUYỄN QUỐC, Ấp Đông Giang, xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TPCT)
- Phát triển một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến cà xây dựng 1-2 mô hình công nghệ cao tại huyện Thới Lai
- Cập nhật hệ thống lưới điện vào bản đồ địa chính huyện Thới Lai
- Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện tại một số ban, ngành ở huyện Thới Lai
- NGƯỜI ĐÀN ÔNG GIÀU NGHỊ LỰC
- TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH Thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn huyện Thới Lai
- Kinh tế Thới Lai tiếp tục chuyển dịch đúng hướng
- Bảo hiểm xã hội phối hợp với Phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện Thới Lai tuyên truyền BHXH tự nguyện và BHYT Hộ gia đình.
Huyện Thới Lai đẩy mạnh phát triển du lịch văn hóa gắn với du lịch sinh thái miệt vườn
Thới Lai là một huyện có diện tích tự nhiên tương đối lớn trong số 09 quận, huyện của thành phố Cần Thơ (25.566,3 ha; dân số là 26.508 hộ với 126.842 khẩu). Đến nay, đã tròn 10 năm kể từ khi huyện Thới Lai được chia tách, thành lập tình hình phát triển kinh tế, xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế còn chưa đáp ứng yêu cầu; điển hình là phát triển du lịch - ngành “công nghiệp không khói” mang lại nhiều lợi nhuận, tạo nhiều việc làm, thu nhập cao cho người dân địa phương, đồng thời quảng bá hình ảnh, sản phẩm đặc thù của huyện Thới Lai nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung đến các địa phương bạn cũng như với du khách quốc tế.
Đền thờ Châu Văn Liêm
Đối với các địa phương khác đã có một số mô hình du lịch đặc trưng. Nhưng riêng đối với huyện Thới Lai vẫn chưa xây dựng được địa điểm hay “thương hiệu” du lịch nổi bật, từ đó, yêu cầu đặt ra là huyện cần có loại hình, mô hình phát triển du lịch phù hợp. Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 01/8/2016 của Thành ủy Cần Thơ về đẩy mạnh phát triển du lịch (Nghị quyết 03), đây là tiền đề quan trọng để địa phương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động nhằm phát triển ngành du lịch.
Việc thực hiện Nghị quyết số 03 của huyện có một số thuận lợi, đó là huyện đã được xây dựng công trình đền thờ Châu Văn Liêm (hiện huyện đang thực hiện sưu tầm hiện vật để triển lãm, trưng bày hiện vật nền văn minh lúa nước tại đền thờ). Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện còn có 05 chùa Phật giáo Nam Tông Khmer; di tích Chiến thắng Ông Đưa và di tích Khu căn cứ Huyện ủy Ô Môn cũ (di tích Lò Mo), trong thời gian tới 02 địa điểm này sẽ được thành phố hỗ trợ xây dựng hoàn chỉnh, ngoài ra, huyện cũng đang đẩy mạnh chỉ đạo phát triển du lịch sinh thái, vườn du lịch tại xã Trường Thành. Đây là nền tảng để huyện phát triển thành chuỗi điểm du lịch văn hóa gắn với du lịch sinh thái, tạo ra mô hình du lịch đặc trưng của huyện Thới Lai.
Với 02 điểm du lịch ở 02 nơi “cửa ngõ” của huyện, cụ thể là đền thờ Châu Văn Liêm tại xã Thới Thạnh, tiếp giáp quận Ô Môn và đặc biệt, điểm du lịch sinh thái tại xã Trường Thành, giáp ranh huyện Phong Điền (chỉ cách Làng du lịch Mỹ Khánh và Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam khoảng 10km), huyện dự định sẽ đón du khách từ 02 hướng, cụ thể là từ quận Thốt Nốt, Bình Thủy qua và từ huyện Phong Điền đến.
Để đón tiếp du khách, dự kiến Tour du lịch trên địa bàn huyện có hành trình như sau: Khi du khách đến từ huyện Phong Điền (sau khi tham quan vườn du lịch Mỹ Khánh, Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam), sẽ được đưa đi tham quan vườn du lịch sinh thái Trường Thành, sau đó đến tham quan các điểm chùa Phật giáo Nam tông Khmer, Di tích chiến thắng Ông Đưa, Khu di tích căn cứ Huyện ủy Ô Môn cũ (căn cứ Lò Mo) tại xã Định Môn, điểm chùa Khmer thị trấn Thới Lai, đi mua các mặt hàng nông sản, dưa hấu do người dân trồng và đưa lên ven đường bán trên tuyến đường thị trấn Thới Lai - xã Thới Tân, sau đó du khách được đưa đi tham quan vườn thanh long ruột đỏ xã Trường Xuân A (hoặc xã Trường Xuân B), sau đó ghé vào cơ sở sản xuất, kinh doanh mắm Ngọc Ẩn (một trong những đặc sản của huyện) và quay ra tham quan đền thờ cụ Châu Văn Liêm rồi đi thẳng hướng quận Ô Môn để đến trung tâm thành phố Cần Thơ (nếu du khách đến vào dịp Lễ hội, nhất là Lễ Óc om bok, Tết Chol chnam thmay của đồng bào dân tộc Khmer thì sẽ được tham gia nhiều hoạt động thú vị (trò chơi dân gian, đua ghe ngo, xem tiết mục văn nghệ, múa dân tộc Khmer, biểu diễn nhạc ngũ âm … Bên cạnh đó, trong tháng 6 năm 2019 này, huyện đã xây dựng kế hoạch và đang triển khai tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch huyện Thới Lai lần thứ II năm 2019 - Kỷ niệm 117 năm Ngày sinh đồng chí Châu Văn Liêm (29/6/1902 – 29/6/2019). Đây là sự kiện lần thứ hai được tổ chức trên địa bàn, nhưng lần thứ nhất chỉ được tổ chức với quy mô cấp huyện. Lần này theo chỉ đạo của UBND thành phố, sự kiện sẽ được nâng tầm lên thành sự kiện văn hóa, du lịch cấp thành phố và tạo “điểm nhấn” cho du lịch của huyện). Nếu du khách đến từ hướng quận Ô Môn thì sẽ có hành trình ngược lại và kết thúc Tour sau khi ghé thăm vườn du lịch sinh thái Trường Thành, nếu muốn du khách có thể tham quan Làng du lịch Mỹ Khánh và Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam trước khi quay về trung tâm thành phố.
Những địa điểm, sự kiện văn hóa, lịch sử, sinh thái này sẽ góp phần giữ chân du khách lâu hơn và tạo sự phong phú về du lịch cho du khách khi họ đến tham quan thành phố Cần Thơ; với những hoạt động nêu trên, huyện Thới Lai mong muốn sẽ thu hút và tạo ấn tượng tốt cho du khách, quảng bá với các địa phương, du khách trong và ngoài nước về con người và quê hương Thới Lai, một vùng đất giàu truyền thống anh hùng./.