- THÔNG BÁO VỀ VIỆC LẤY Ý KIẾN CÁC PHÒNG BAN HUYỆN, UB MTTQ VN, CÁC XÃ, THỊ TRẤN VỀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM ĐẦU CỦA ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH ĐẤT HUYỆN THỚI LAI
- QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT CHỈ TIÊU VÀ KH TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC HUYỆN THỚI LAI NĂM 2024
- THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC SỰ NGHIỆP 2024
- Phát triển một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến cà xây dựng 1-2 mô hình công nghệ cao tại huyện Thới Lai
- Cập nhật hệ thống lưới điện vào bản đồ địa chính huyện Thới Lai
- Xây dựng mô hình nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân huyện tại một số ban, ngành ở huyện Thới Lai
- NGƯỜI ĐÀN ÔNG GIÀU NGHỊ LỰC
- TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH Thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030 trên địa bàn huyện Thới Lai
- Kinh tế Thới Lai tiếp tục chuyển dịch đúng hướng
- Bảo hiểm xã hội phối hợp với Phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện Thới Lai tuyên truyền BHXH tự nguyện và BHYT Hộ gia đình.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban thuộc huyện Thới Lai
I. KHỐI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC:
1. Phòng Nội vụ: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng.
2. Phòng Tư pháp: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và các công tác tư pháp khác.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
4. Phòng Tài nguyên và Môi trường: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ.
5. Phòng Kinh tế - Hạ tầng: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp; tiểu thủ công nghiệp; thương mại; xây dựng; phát triển đô thị; kiến trúc, quy hoạch xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; hạ tầng kỹ thuật đô thị gồm: cấp, thoát nước vệ sinh môi trường đô thị, công viên, cây xanh, chiếu sáng, rác thải, bến, bãi đỗ xe đô thị; giao thông; khoa học và công nghệ.
6. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: tham m¬ưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà n¬ước về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã nông, lâm, ngư, diêm nghiệp gắn với ngành nghề, làng nghề nông thôn trên địa bàn xã.
7. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
8. Phòng Văn hóa và Thông tin: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
9. Phòng Giáo dục và Đào tạo: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
10. Phòng Y tế: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số.
11. Thanh tra huyện: tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
12. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân: tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
13. Phòng Dân tộc: tham mưu, giúp Ủy ban nhân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác dân tộc.
II. KHỐI SỰ NGHIỆP:
1. Ban quản lý dự án - Đầu tư xây dựng: Là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện.
Đại diện chủ đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng đã ký với các nhà thầu theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra chất lượng thi công, xác nhận khối lượng hoàn thành và các thủ tục thanh toán.
Tổ chức giám định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình và bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng.
2. Trung tâm Văn hóa - Thể thao: là đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, trực thuộc sự quản lý của phòng Văn hóa - Thông tin huyện.
3. Trạm khuyến nông: là đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, trực thuộc sự quản lý của phòng Nông nghiệp và pPhast triển nông thôn huyện.
4. Ban Quản lý chợ: là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, trực thuộc sự quản lý của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện.
5. Đài Truyền thanh: là đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, thuộc sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện.
6. Trạm quản lý nước và Công trình thủy lợi: là đơn vị sự nghiệp được nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, trực thuộc sự quản lý của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.
7. Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất: là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, được nhà nước hỗ trợ một phần, trực thuộc sự quản lý của phòng Tài nguyên - Môi trường huyện.
8. Tổ chức phát triển quỹ đất: là đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên; trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện.